Cập nhập: 26.05.2021
Người cao tuổi đa số đều mắc các vấn đề liên quan đến xương khớp, đây chính là nguyên nhân dẫn tới tình trạng suy giảm khả năng vận động. Vậy bệnh viêm khớp xương ở người già là gì, dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Cùng SunMate tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây để có được những kiến thức sức khỏe bổ ích nhé.
Bệnh viêm khớp xương ở người già là gì?
Viêm khớp xương ở người già là tình trạng thoái hóa xảy ra khi lớp sụn bảo vệ khớp xương bị mài mòn hoặc nứt vỡ, khiến cho các xương dưới sụn cọ sát vào nhau, gây ra tình trạng sưng, đau rát và mất khả năng cử động khớp.
Theo thời gian, trên các cạnh khớp có thể hình thành các gai xương, cùng với đó là các mảnh xương hoặc sụn bị tróc ra trôi nổi giữa 2 đầu xương khiến khớp xương mất đi hình dạng ban đầu, gây ra cảm giác vô cùng đau đớn, đặc biệt là khi vận động rất khó khăn.
Theo thống kê có tới 60 phần trăm người già trên 60 tuổi mắc các chứng bệnh về xương khớp, số tuổi càng cao thì tỷ lệ bệnh càng tăng và nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dễ dẫn tới mãn tính, ảnh hưởng tới khả năng sinh hoạt. Thậm chí, có không ít người bệnh chuyển sang chiến chứng bại liệt, tàn tật do phát hiện muộn hoặc điều trị sai cách.
Thoái hóa xương khớp thường gặp ở người già (Nguồn: Google)
Các loại viêm khớp xương ở người già
Có nhiều loại viêm khớp xương khác nhau ở người cao tuổi, thông thường sẽ có các vị trí viêm:
Viêm khớp vai
Viêm khớp quanh vai là tất cả các trường hợp đau hoặc hạn chế vận động khớp vai do tổn thương phần mềm quanh khớp bao gồm: bao khớp, dây chằng, cơ, gần, loại trừ tổn thương phần sụn khớp, đầu xương và màng hoạt dịch.
Theo thống kê, ở nước ra có tới 2% dân số mắc bệnh viêm khớp vai và chiếm 12,5% trong tổng số các bệnh nhân bị bệnh viêm khớp xương.
Viêm khớp vai ở người lớn tuổi (Nguồn: Google)
Đau khớp đốt ngón tay
Các khớp đốt ngón tay, đặc biệt là ngón cái thường xuyên sử dụng trong quá trình sinh hoạt hằng ngày, do đó rất dễ xuất hiện tình trạng viêm khớp ngón tay.
Bệnh xuất hiện khi sụn nằm ở đầu các xương hình thành khớp ngón tay bị thoái hóa hoặc mài mòn sau nhiều năm, tình trạng này có thể xảy ra ở bất cứ ngón tay nào trên bàn tay.
Một khi viêm khớp xương ngón tay xuất hiện, các sụn bao phủ đầu xương sẽ bị giảm chất lượng, bề mặt trở nên sần sùi, các xương chà xát với nhau gây ra ma sát và tổn thương, khiến người bệnh đau đớn khi hoạt động các khớp ngón tay.
Tình trạng đau nhức ngón tay do thoái hóa xương khớp ở người lớn (Nguồn: Google)
Viêm khớp bàn tay
Viêm khớp bàn tay thường gặp ở những người có độ tuổi từ 60 – 65, tuy nhiên bắt đầu từ tuổi 55 bạn có thể thấy các dấu hiệu của bệnh. Hiện nay, tỷ lệ viêm khớp bàn tay đang có xu hướng tăng lên, tuổi càng cao thì khả năng mắc bệnh càng lớn.
Người bệnh sẽ cảm thấy bàn tay đau nhức, co cứng, đặc biệt là những lúc vận động. Cơn đau thường không quá dữ đội, thường âm ỉ ở mức độ trung bình hoặc nhẹ, kéo dài từ 15 – 30 phút hoặc lâu hơn. Thời gian đau còn tùy thuộc vào mức độ tổn thương nặng hay nhẹ của khớp, một số trường hợp viêm khớp xương tay còn kèm theo sưng nhẹ.
Viêm khớp bàn tay hay gặp ở người già (Nguồn: Google)
Viêm khớp gối
Viêm khớp gối là tình trạng mà các lớp đệm tự nhiên giữa các khớp xương sụn bị tổn thương – mài mòn, lúc này các khớp xương cọ sát vào nhau chặt hơn gây ra tình trạng đau đớn. Khi di chuyển sẽ nghe thấy tiếng kêu răng rắc, nặng có thể xảy ra hiện tượng cứng khớp sau khi nghỉ ngơi, sưng tấy, di chuyển khó khăn…
Viêm khớp gối khiến người bệnh đi lại khó khăn hơn (Nguồn: Google)
Nguyên nhân viêm khớp xương ở người già
Có 2 nhóm nguyên nhân chính gây bệnh viêm khớp xương đó là cơ giới và bệnh lý, mỗi nhóm sẽ có những yếu tố gây bệnh khác nhau, cụ thể:
Nguyên nhân cơ giới
- Ăn uống thiếu chất: khi còn trẻ có chế độ ăn uống thiếu khoa học, không đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi và omega-3 sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh viêm xương khớp khi về già.
- Thừa cân, béo phì: gây ra những áp lực cho khớp, nhất là những vị trí lưng và gối, tình trạng kéo dài trong thời gian dài sẽ chuyển biến thành mãn tính.
- Chấn thương: Những biến dạng thứ phát sau khi té ngã, tai nạn giao thông… sẽ ảnh hưởng tới dây chằng và khớp khiến xương bị tổn thương.
- Di truyền: người thân mắc các vấn đề viêm khớp xương sẽ có thể di truyền cho người khác trong gia đình.
- Ít vận động: khi cơ thể ít được vận động thì các khớp rất dễ bị cứng khiến khả năng lưu thông máu đến khớp bị gián đoạn, gây ra tình trạng đau nhức xương khớp.
- Thời tiết thay đổi: thời điểm giao mùa khiến người già gặp nhiều vấn đề về sức khỏe, trong đó có các vấn đề liên quan đến xương khớp.
- Chế độ sinh hoạt không lành mạnh: sử dụng các chất kích thích như ma túy, thuốc lá, rượu bia… chính là tác nhân gây bệnh đau xương khớp ở người già.
Đau nhức vai khiến người bệnh vận động khó khăn hơn (Nguồn: Google)
Nguyên nhân bệnh lý
Có khá nhiều bệnh lý về xương khớp, khi người cao tuổi mắc các bệnh lý này thì tỷ lệ mắc viêm khớp xương là rất cao, một số căn bệnh phổ biến có thể kẻ tới:
Thoái hóa khớp gối
Khớp gối là vị trí dễ bị thoái hóa nhất vì thường xuyên phải chịu áp lực của cả cơ thể. Theo thời gian, sụn khớp bị mài mòn, phần xương dưới sụn cũng bị biến đổi cấu trúc, dịch khớp bôi trơn giảm dần, tạo điều kiện để các gai xương hình thành. Các gai xương này sẽ chèn ép dây thần kinh, tì chạm vào đầu xương còn lại gây ra đau nhức cho người bệnh và cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng viêm xương khớp ở người già.
Viêm bao hoạt dịch
Túi dịch ở các vị trí khớp xương bị rách, gây ra viêm khớp xương, vết thương lâu ngày không được xử lý gây ra nhiễm trùng, kèm theo đau nhức kéo dài ở người cao tuổi.
Gút
Bệnh gút là một trong những bệnh lý về xương khớp gây đau đớn nhất cho người bệnh, biểu hiện ban đầu dễ nhận thấy nhất là tại các vị trí khớp bàn tay, khớp gối, khớp ngón tay ngón chân. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tàn phế.
Viêm khớp dạng thấp
Đây là bệnh lý tự miễn gây viêm đau xương khớp thường gặp nhất, căn bệnh diễn biến mãn tính trong thời gian dài sẽ gây nên tình trạng dính và biến dạng khớp, dẫn đến hư khớp.
Viêm gân xương bánh chè
Một khi gân xương bánh chè bị tổn thương sẽ kéo theo hiện tượng viêm tấy gân xung quanh vị trí khớp gối, người bệnh luôn cảm thấy đau đớn và khó chịu khi vận động, di chuyển.
Một số nguyên nhân bệnh lý khác cũng có thể gây bệnh viêm khớp xương ở người già như: Gai cột sống, thoát vị đĩa đệm, loãng xương, tràn dịch khớp…
Một số nguyên nhân dẫn đến viêm khớp (Nguồn: Google)
Triệu chứng bệnh Viêm khớp xương
Để chuẩn đoán được bệnh viêm xương khớp, chúng ta sẽ dựa vào một số triệu chứng rõ rệt như:
Cứng khớp
Bệnh nhân bị viêm khớp xương thường có các hiểu hiện cơ cứng khớp, khó cử động, có thể nhìn thấy rõ nhất sau khi mới ngủ dậy. Người bệnh cần phải được nghỉ ngơi và tiến hành xoa bóp trong vài phút, cảm giác sẽ tốt hơn.
Sưng, nóng, đỏ khớp
Cũng giống như nhiều căn bệnh viêm nhiễm khác, sưng đỏ là một biểu hiện tất yếu của bệnh lý viêm khớp. Lúc này, vị trí viêm sẽ có biểu hiện sưng phù, đỏ tấy và nóng ấm, chỉ cần chạm nhẹ vào đã thấy đau, làm cho khả năng cử động của khớp trở nên hạn chế.
Tím, đỏ khiến cơn đau trầm trọng hơn (Nguồn: Google)
Đau khớp
Tùy thuộc vào các vị trí viêm khớp xương mà mức độ ảnh hưởng cũng có sự khác nhau, thông thường những vị trí đau nhiều nhất sẽ là: khớp ngón tay ngón chân, khớp cổ tay, khớp vai, khớp háng, khớp gối… Đối với những bệnh nhân bị viêm khớp nặng, cơn đau có thể kéo dài cả ngày lẫn đêm, đặc biệt là vào những ngày thời tiết thay đổi.
Lạo xạo khi cử động các khớp
Đây cũng là một triệu chứng điển hình rất thường hay gặp của bệnh viêm khớp ở người già. Viêm khớp khiến cho lớp sụn bảo vệ khớp bị hao mòn đáng kể, cùng với đó là lượng chất dịch bôi trơn cho khớp bị giảm sút, mỗi khi cử động các đầu xương cọ sát vào nhau tạo nên tiếng kêu “lạo xạo”, “lục cục” tại vị trí khớp bị tổn thương.
Biến chứng dạng khớp
Một khi bệnh nhân bị viêm khớp nặng, hệ thống dây chằng và sụn xương bị tổn hại nghiêm trọng dẫn đến tình trạng biến dạng khớp xương. Đầu xương có thể bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu, gây ra nhiều đau đớn và khiến quá trình vận động, đi lại gặp nhiều khó khăn.
Yếu cơ
Một khi bị viêm khớp xương ở người già, bệnh nhân thường rất ngại vận động để tránh bị đau, nhiều người chủ yếu nghỉ ngơi ở một chỗ. Điều này vô tình khiến cho việc lưu thông khí huyết bị gián đoạn, cơ bắp xung quanh vùng bị viêm cũng bị suy yếu đi nhiều, một số trường hợp nặng còn dẫn tới teo cơ.
Các dấu hiệu khác
Các triệu chứng ngoài khớp kèm theo có thể có như: sốt, khó thở, sụt cân, ngứa hoặc phát ban, mất ngủ, mệt mỏi, kém tập trung…các triệu chứng này cũng có thể là dấu hiệu của bệnh khác.
Bệnh viêm khớp xương ở người già nếu không điều trị kịp thời ngay từ giai đoạn cấp tính thì bệnh sẽ ngày một nặng hơn, tái đi tái lại nhiều lần và dẫn đến mãn tính rất khó chữa trị. Người bệnh không những bị giảm khả năng vận động của khớp mà còn có nguy cơ đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như teo cơ, biến dạng khớp, dính khớp, tổn thương tim mạch, bại liệt, tàn phế suốt đời…
Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, khi nhận thấy bất cứ triệu chứng nào liên quan đến viêm khớp thì cần tới ngay các cơ sở y tế có chuyên môn để được thăm khám và điều trị ngay. Tránh việc chần chừ hoặc tự điều trị tại nhà, bệnh sẽ tiến triển nặng hơn gây nguy hiểm cho người bệnh.
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Viêm khớp
Chẩn đoán viêm khớp xương là một bước quan trọng, chúng sẽ giúp bác sĩ có thể xây dựng được phác đồ điều trị phù hợp nhất cho từng bệnh nhân. Để xác định bệnh, các bác sĩ sẽ sử dụng một số phương pháp sau:
Thăm khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ quan sát bằng mắt thường để xác định các dấu hiệu viêm khớp bên ngoài, cũng như đánh giác các chức năng vận động, ghi nhận các triệu chứng liên quan mà bệnh nhân đang gặp phải.
Xét nghiệm hình ảnh: Bác sĩ sẽ sử dụng các công nghệ chụp X-quang, CT Scan, chụp cộng hưởng từ MRI, siêu âm khớp… Thông qua hình ảnh ghi nhận được, bác sĩ có thể đánh giá cấu trúc và mức độ tổn thương của khớp khi bị viêm.
Thường xuyên kiểm tra, theo dõi sức khỏe định kỳ (Nguồn: Google)
Xét nghiệm máu: Nếu kết quả xét nghiệm máu cho thấy số lượng tế bào bạch cầu cao hơn hình thường, chứng tỏ nguyên nhân gây viêm khớp xương là do nhiễm trùng máu.
Các biện pháp điều trị bệnh viêm khớp xương
Ngoại trừ bệnh viêm khớp do nhiễm khuẩn thì đa số các bệnh lý viêm khớp đều được xem là bệnh mạn tính, vì vậy việc điều trị dứt điểm là rất khó, chúng ta chỉ có thể điều trị để giảm cơn đau, hạn chế tái pháp, trả lại mức độ hoạt động cho khớp, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng dạng khớp có thể xảy ra. Một số phương pháp điều trị viêm khớp xương có thể kể đến là:
Điều trị nội khoa
Phương pháp này áp dụng cho hầu hết các trường hợp viêm khớp, người bệnh có thể điều trị bằng thuốc đơn thuần hoặc kết hợp với các phương pháp phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ.
Tùy thuộc vào từng loại viêm khớp mà thuốc sử dụng sẽ khác nhau, bao gồm có thuốc chống viêm giảm đau và các thuốc đặc hiệu cho từng nguyên nhân gây bệnh. Người bệnh phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ kê đơn.
Thông thường, các loại thuốc giảm đau hay dùng để điều trị bệnh viêm xương khớp là nhóm giảm đau chống viêm không steroid (NSAID) với các biệt dược như mobic, ibuprofen, ngoài ra trong một số trường hợp có thể sử dụng corticoid để chống viêm.
Thuốc chống viêm có khả năng giảm triệu chứng đau tức thời (Nguồn: Google)
Điều trị ngoại khoa
Các phương pháp phẫu thuật chỉ được áp dụng trong các trường hợp: đau kéo dài không đáp ứng với điều trị nội khoa, khớp không thể hoạt động, cơn đau ảnh hưởng lớn tới thẩm mỹ và sinh hoạt của bệnh nhân.
Điều trị ngoại khoa với các phương pháp phẫu thuật hiện đại, đang được áp dụng phổ biến có thể kể tới như:
- Tạo hình xương: bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để tái tạo lại xương, đảm bảo hệ thống khớp có thể hoạt động lại bình thường, đảm bảo thực hiện những chức năng cơ bản.
- Làm cứng khớp: bác sĩ chuyên khoa sẽ khóa các đầu xương lại với nhau cho tới khi chúng được chữa lành
- Phẫu thuật tạo hình khớp để thay thế khớp.
Chế độ sinh hoạt hợp lý
Bên cạnh các phương phương pháp điều trị bệnh viêm khớp xương bằng nội khoa và ngoại khoa thì một chế độ sinh hoạt hợp lý sẽ góp phần gia tăng hiệu quả chữa trị.
Theo đó, người bệnh phải tuân thủ chế độ ăn uống khoa học, bổ sung các loại thức ăn chứa chất chống oxy hóa để giảm viêm, hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều tinh bột và chất béo. Duy trì chế độ ăn uống với đầy đủ các chất dinh dưỡng để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, tăng sức đề kháng và giảm tiến triển nặng thêm của bệnh.
Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, đối với người già nên tập những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, tập dưỡng sinh, khiêu vũ… sẽ giúp khớp khỏe dẻo dai hơn.
Vận động nhẹ nhàng giúp cải thiện tình trạng viêm khớp (Nguồn: Google)
Người bị viêm khớp xương luôn cảm thấy khó chịu và gặp nhiều khó khăn trong quá trình vận động và đi lại. Đặc biệt là người già với mức độ bệnh nặng, họ không thể tự vận động như bình thường, người thân có thể hỗ trợ xoa bóp, tập gập duỗi các khớp, nâng người ngồi dậy hoặc trở người bệnh thường xuyên. Đồng thời, nên vệ sinh cơ thể người bệnh một cách sạch sẽ và thay tã đúng lúc sẽ giúp hạn chế tối đa tình trạng nhiễm khuẩn, giúp người bệnh cao tuổi cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.
Tã người lớn SunMate sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bệnh nhân mắc chứng viêm khớp xương. Sản phẩm có thiết kế hiện đại, dễ dàng sử dụng, giúp tiết kiệm thời gian và công sức của người thân khi chăm sóc. Với công nghệ sản xuất tiêu chuẩn quốc tế, tã người lớn SunMate có khả năng dẫn thấm tốt, và ngăn thấm ngược, giúp hạn chế mùi hôi khó chịu, mang lại cho người dùng cảm giác khô thoáng và thoải mái nhất.
Các sản phẩm của SunMate còn ưu tiên lựa chọn chất liệu vải mềm mại, thoáng khí nên bạn có thể yên tâm không còn hiện tượng hầm hơi khi sử dụng tã cho người bệnh.
Để mua tã SunMate cho người thân, bạn có thể dễ dàng đặt hàng online qua TiKi, Sendo hay website Tã Bỉm Shop. SunMate cũng có phân phối sản phẩm trên khắp các siêu thị và nhiều tiệm tạp hóa trên toàn quốc. Ngoài ra bạn có thể gọi đến hotline 1800 555 520 ext 140 để mua tã SunMate số lượng lớn trực tiếp từ công ty.
Bệnh viêm khớp xương ở người già có thể được cải thiện nếu như biết cách phòng tránh cũng như phát hiện và điều trị kịp thời. Vì vậy, ngay từ bây giờ bạn cần nhắc nhở bản thân và những người mình yêu thương cần chủ động bảo vệ sức khỏe của mình, nắm vững các kiến thức liên quan để có thể chủ động trong mọi trường hợp. SunMate kính chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh và hạnh phúc.
Quan tâm, chăm sóc người (Nguồn: Google)