Chia sẻ
Tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm và rất dễ xảy ra những biến chứng nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Người bị tiểu đường cần phải thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, sinh hoạt lành mạnh và làm theo đúng chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ để giúp kiểm soát lượng đường huyết trong máu ổn định. Một thực tế đối với bệnh nhân tiểu đường đó là khi bị thương dù chỉ là vết cắt nhỏ cũng sẽ rất lâu lành và rất dễ bị nhiễm trùng. Vậy tại sao bệnh tiểu đường vết thương lâu lành? Cách chăm sóc vết thương cho người tiểu đường cần phải thực hiện như thế nào? Để tìm được đáp án các bạn hãy theo dõi bài viết sau đây.
Nguyên nhân gây ra tình trạng vết thương lâu lành ở người bị tiểu đường
Những vết thương ở người bị tiểu đường rất lâu lành và có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không được chăm sóc và xử lý đúng cách. Tại sao bệnh tiểu đường vết thương lâu lành là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Những nguyên nhân dưới đây sẽ giúp các bạn trả lời được vấn đề này.
Hệ miễn dịch bị suy giảm
Bệnh nhân tiểu đường thường khó có thể kiểm soát lượng đường huyết trong máu. Khi chỉ số đường huyết tăng cao sẽ khiến chức năng miễn dịch của cơ thể hoạt động kém, mất đi khả năng chống lại vi khuẩn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tại các vết thương.
Đường huyết tăng cao dẫn đến chậm tuần hoàn máu
Người bệnh khi gặp phải tình huống không kiểm soát được lượng đường trong máu sẽ khiến cho quá trình tuần hoàn lưu thông máu bị gián đoạn. Khi sự tuần hoàn máu bị chậm lại đồng thời làm hạ chế hoạt động của các tế bào hồng cầu, bạch cầu. Tình trạng này gây khó khăn trong việc vận chuyển chất dinh dưỡng đến chữa lành các vết thương. Vậy nên khiến cho các vết thương ở người bị tiểu đường lâu lành.
Tổn thương hệ thần kinh
Một lý do nữa giải đáp thắc mắc tại sao bệnh tiểu đường vết thương lâu lành đó chính là vì biến chứng thần kinh. Tình trạng lượng đường huyết không được kiểm soát trong cơ thể người bệnh sẽ dẫn đến tổn thương các dây thần kinh. Lúc này người bệnh sẽ không thể tự ý thức hay nhận biết được việc mình đang bị thương và vết thương sẽ tiến triển nặng hơn mà người bệnh không hề hay biết. Điều này làm chậm tiến trình điều trị bởi vì khi phát hiện thì vết thương đã rất nặng hoặc có dấu hiệu hoại tử.
Nhiễm trùng
Ngoài ra còn một nguyên nhân nữa đó là do nhiễm trùng khi người bệnh đổ mồ hôi vào mùa nắng nóng hoặc vào mùa lạnh xuất hiện tình trạng da khô nứt nẻ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn trên da của bệnh nhân tiểu đường.
Cách chăm sóc vết thương cho người tiểu đường, lưu ý đến việc giữ vệ sinh
Chúng ta vừa tìm hiểu nguyên nhân tại sao bệnh tiểu đường vết thương lâu lành và đối với bệnh nhân bị tiểu đường khi bị thương sẽ rất dễ nhiễm trùng, hoại tử dẫn đến đoạn chi. Do đó cần phải biết cách chăm sóc vết thương để hạn chế tối đa những rủi ro có thể mắc phải.
Các bác sĩ đã phân loại vết thương của người bị tiểu đường thanh 4 loại sau đây để áp dụng cách chăm sóc phù hợp.
+ Mức độ 0: Vết thương mới, nông tại bề mặt chưa có dấu hiệu loét
+ Mức độ 1: Vết thương đã loét nhưng còn nông chưa ảnh hưởng đến dây chằng, bao khớp, xương
+ Mức độ 2: Vết thương bị loét đã lan đến dây chằng, bao khớp
+ Mức độ 3: Vết loét đã ảnh hưởng đến xương hoặc khớp.
Hướng dẫn chăm sóc vết thương mới chưa nhiễm trùng
Với những vết thương chưa nhiễm trùng tương ứng với mức độ 0 và 1 chúng ta có thể chăm sóc bệnh nhân tiểu đường tại nhà.
Bước 1: Rửa sạch vết thương
Dùng nước muối sinh lý hoặc nước sạch rửa vết thương theo chiều từ trong ra ngoài và tự trên xuống dưới. Sau khi rửa dùng bông gạc sạch để thấm khô, trường hợp phát hiện dị vật dính vào vết thương hãy lấy nhíp khử trùng qua cồn y tế để gắp ra. Nếu vết thương chảy máu cần dùng gạc hoặc vải sạch ép lên vết thương giúp cầm máu. Lưu ý không dùng oxy già vì rất dễ gây tổn thương cho vết thương.
Bước 2: Dùng thuốc sát trùng
Thoa thuốc mỡ sát trùng vào vết thương cho người bệnh để tránh nhiễm trùng. Thực hiện theo hướng dẫn sử dụng.
Bước 3: Băng vết thương
Những vết thương rộng, có diện tích lớn cần dùng băng gạc để băng lại tránh nhiễm trùng sau khi bôi thuốc.
Bước 4: Thay băng và theo dõi vết thương
Thực hiện thay băng mỗi ngày 2 lần vào sáng tối hoặc khi băng bị ướt bẩn cần thay ngay. Thực hiện các bước trên khi thay băng mới nếu vết thương có dấu hiệu nhiễm trùng như sưng đỏ, đau, chảy mủ…cần đến cơ sơ y tế uy tín để được kiểm tra.
Hướng dẫn chăm sóc vết thương đã bị nhiễm trùng
Trường hợp vết thương đã ở mức độ 2 trở lên thì đã bị nhiễm trùng và cần phải có sự can thiệp của bác sĩ. Hãy đến bệnh viện để được thăm khám và bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp phù hợp để xử lý điều trị vết thương.
Đối với người lớn tuổi bị tiểu đường nếu xuất hiện các vết thương dù ở mức độ nào điều quan trọng hàng đầu đó chính là cần giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Điều này góp phần hạn chế những nguy cơ nhiễm trùng đối với người bệnh đồng thời mang đến hiệu quả chữa lành vết thương được nhanh hơn. Tã người lớn SunMate chính là lựa chọn tối ưu nhất cho việc chăm sóc vệ sinh người cao tuổi để giúp họ tự tin sống vui sống khỏe mỗi ngày.
Tã người lớn SunMate là một người đồng hành không thể thiếu với người cao tuổi. Các sản phẩm của SunMate sở hữu những tính năng nổi trội về độ thoáng khí, mềm mại, khả năng kháng khuẩn ưu việt, thấm hút nhanh mang đến cảm giác thoải mái, an toàn cho người dùng.
Quý khách hàng có nhu cầu tìm mua tã người lớn SunMate hãy đến các cửa hàng tạp hóa, siêu thị trên toàn quốc hoặc đặt mua online trên website Tabimshop, Tiki, Sendo.
Như vậy sau bài viết này các bạn đã biết được tại sao bệnh tiểu đường vết thương lâu lành và cách chăm sóc vết thương cho người tiểu đường. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp các bạn chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe cho bệnh nhân tiểu đường.