Cách phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não

Cập nhập: 26.02.2021

Chia sẻ

Phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não là một quá trình không hề đơn giản, cần đến sự kiên nhẫn, tận tâm và phải đúng phương pháp. Nếu muốn giúp cho người thân sớm hoà nhập lại với cuộc sống sinh hoạt, bạn hãy tham khảo những cách phục hồi sau tai biến được chia sẻ trong bài viết hôm nay để hỗ trợ người bệnh tốt nhất nhé.

Một số biến chứng sau tai biến

Tai biến mạch máu não là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm, gây ra những biến chứng vô cùng đau đớn, ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày của người bệnh. Biến chứng thường thấy nhất ở bệnh nhân là suy giảm hoặc mất khả năng tự chăm sóc bản thân, do đó gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày và cần sự trợ giúp của những người xung quanh. Những biểu hiện về bại liệt như liệt nửa người, liệt các chi, rối loạn nhận thức như phán đoán chậm chạp, hay quên, suy giảm thậm chí mất trí nhớ, hay các biểu hiện về rối loạn cảm xúc như gặp khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc, trầm cảm… chính là các di chứng mà sau tai biến mạch máu não đem lại. Ngoài ra bệnh nhân còn phải hứng chịu các cơn đau nhức từ các bộ phận bị ảnh hưởng bởi các di chứng ấy. Vậy nên bệnh nhân và cả những người thân xung quanh luôn luôn mong mỏi có thể phục hồi chức năng sau tai biến để có thể trở về cuộc sống sinh hoạt bình thường.

Cách phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não

Phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não còn phụ thuộc vào mức độ của loại biến chứng mà người bệnh gặp phải, nhưng có thể chia ra thành từng loại phục hồi sau tai biến như sau:

Phục hồi chức năng nói

Bệnh nhân bị biến chứng về rối loạn ngôn ngữ sau tai biến sẽ có các bài tập trợ giúp phục hồi chức năng nhận biết và giao tiếp.

  • Bắt đầu bằng việc khuyến khích bệnh nhân tập nói tự nhiên như đếm số 1, 2, 3… phát âm các chữ cái từ dễ đến khó như a, ă, â…
  • Tập nói tên một số đồ vật xung quanh như bàn, ghế, tô, chén… và các màu sắc của vật đó như đỏ, đen, bạc…
  • Cùng bệnh nhân tìm các từ đối nghĩa, ví dụ như “nước” sẽ đối nghĩa với “lửa”, “nóng” đối nghĩa với “lạnh”…
  • Cùng bệnh nhân tập miêu tả đồ vật hoặc con người bằng cách tìm ra tên của những câu được gợi ý như “cái gì dùng để viết” – cây bút; “cái gì dùng để ngồi” – cái ghế; “ai dạy học” – giáo viên; “ ai đi học” – học trò…
  • Tập cho bệnh nhân đọc một số từ từ ngắn đến dài như bánh, kẹo – ăn nhiều bị sâu răng; thể dục, thể thao – tốt cho sức khỏe… 
  • Yêu cầu bệnh nhân mô tả hình ảnh của một bức tranh, một bức ảnh, có thể đưa ảnh của những người thân xung quanh và đặt những câu hỏi như “đây là ai”; “ mấy tuổi”; “ đang ở đâu”…
  • Nếu bệnh nhân có thể, hãy khuyến khích người bệnh tập hát một số bài hát yêu thích.

Người bệnh có thể phục hồi khả năng nói nếu được tập luyện đúng cách

Hãy luôn động viên tinh thần của người bệnh và khơi gợi niềm hứng thú trong lúc tập luyện, giúp quá trình phục hồi chức năng sau tai biến diễn ra thường xuyên và suôn sẻ. Việc tập luyện càng sớm sẽ khiến tỷ lệ phục hồi chức năng nói được tăng cao hơn.

Phục hồi chức năng vận động

Để giúp bệnh nhân phục hồi chức năng sau tai biến, cần phải hiểu rõ tình trạng sức khỏe cũng như tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Vận động trị liệu

Đây là một chỉ định điều trị cần thiết cho bệnh nhân những ngày đầu tiên để phục hồi chức năng sau tai biến khi còn ở đơn vị hồi sức – cấp cứu để phòng ngừa các bệnh lý thứ phát có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng như bị viêm phổi, tắc mạch phổi… làm giảm các di chứng kèm theo và có thể rút ngắn thời gian phục hồi sau tai biến.

Các bài tập vận động khác nhau tùy thuộc vào mức độ và khả năng phối hợp của bệnh nhân như tập vận động khớp theo hướng chủ động hoặc thụ động, bài tập mạnh cơ, di chuyển từ tư thế nằm sang ngồi, giữ thăng bằng khi ngồi hoặc đứng. Các bài tập này sẽ giúp bệnh nhân có thể vận động dễ dàng và linh hoạt hơn.

Hoạt động trị liệu

Hoạt động trị liệu tập trung vào các vấn đề vận động toàn thân để hạn chế các biến chứng, tập trung vào khả năng vận động tinh tế ở bàn tay và khôi phục khả năng độc lập trong sinh hoạt của bệnh nhân.

Bệnh nhân sẽ được tập các bài tập ức chế co cứng chi trên, cầm nắm các vật từ to đến nhỏ, nhẹ đến nặng, tập sinh hoạt hằng ngày như mặc quần áo, vệ sinh cá nhân, sử dụng đũa, thìa, nĩa…

Phục hồi chức năng cảm giác

Các bài tập phục hồi chức năng cảm giác chủ yếu nhắm đến các cơ bên liệt, thông thường các bài tập này cần dụng cụ hỗ trợ luyện tập hoặc nếu không có, chúng ta có thể tập theo cách sau:

  • Tập tay: Duỗi hoặc gấp đi gấp lại cánh tay bên liệt, tập bật/ tắt công tắc, đóng/mở tủ…
  • Tập chân: Bắt chéo chân bên lành sang bên bị liệt rồi giữ từ 5 đến 10 phút hoặc khi bộ phận chân liệt không run thì dừng lại.
  • Tập cổ: Đỡ bệnh nhân ngồi dậy từ từ một cách nhẹ nhàng rồi tập ngoái cổ về phía hai bên vai, phía sau hoặc cúi đầu, ngẩng lên…

Các bài tập trị liệu đúng cách sẽ giúp người bệnh hồi phục tốt hơn

Trong quá trình điều trị phục hồi chức năng sau tai biến, người bệnh và người chăm sóc cần đặc biệt lưu ý chuẩn bị vững vàng tinh thần vì thời gian phục hồi sau tai biến là một thời gian rất dài và dễ gây chán nản cho bệnh nhân cũng như những người thân bên cạnh. Bên cạnh đó, người bị liệt suy giảm chức năng sau tai biến còn thường gặp những vấn đề về khả năng kiểm soát vệ sinh, tiêu tiểu không tự chủ. Thế nên, đây cũng là việc bạn cần lưu tâm trong quá trình chăm sóc người bệnh. Là một vấn đề nhạy cảm, bạn cần có sự tinh tế từ thái độ cho đến hành động, tránh để người bệnh cảm thấy tự ti hoặc tổn thương tâm lý không tốt cho việc điều trị phục hồi.

Để thuận tiện hơn cho việc chăm sóc, bạn có thể sử dụng tã dán SunMate cho người thân. Nhãn hàng SunMate với sứ mệnh chăm sóc vệ sinh và sức khỏe người cao tuổi sẽ là giải pháp hữu hiệu để giúp quá trình phục hồi của người bệnh được thoải mái, thuận tiện và tiết kiệm nhất. Tã dán SunMate với độ thấm hút cao, cấu tạo gồm những hạt gel kháng khuẩn an toàn cho mọi làn da, đặc biệt vạch báo tã đầy tự động giúp cho việc chăm sóc thay mới đơn giản hơn. Đây là một sản phẩm mang tính kinh tế cùng khả năng tiện lợi, tránh mất thời gian cho việc giặt giũ, giúp người chăm sóc có thể dành nhiều thời gian quan tâm đến người bệnh hơn, hỗ trợ cho quá trình phục hồi chức năng sau tai biến diễn ra suôn sẻ và tốt đẹp. 

Để sở hữu sản phẩm hữu ích này, bạn có thể đi đến các siêu thị hoặc cửa hàng tiện lợi, SunMate được phân phối khắp cả nước. Hoặc click chuột vào các sàn thương mại điện tử như Tiki, Sendo, website Tabimshop để mua hàng online, bạn cứ yên tâm chăm sóc người bệnh, sản phẩm sẽ được giao đến tận nơi. Hoặc có thể liên hệ hotline 1800 555 520 ext 148 để giao dịch nhé.

Với mong muốn bảo vệ sức khỏe cộng đồng, hy vọng bài viết này đã giúp cho bạn có thêm những kiến thức hữu ích về cách phục hồi chức năng sau tai biến. Khiến bệnh nhân và gia đình có thêm niềm tin vào cuộc sống và phục hồi được sức khỏe của mình. 

Tã dán SunMate giúp việc chăm sóc người bệnh dễ dàng hơn

Bài viết liên quan

arrow