Cập nhập: 11.08.2020
Khi con người đau ốm, sức đề kháng của cơ thể đối với môi trường nói chung và các loại vi khuẩn nói riêng sẽ giảm đi nhiều lần. Trong lúc này, nếu chăm sóc vệ sinh cá nhân cho người bệnh kém, vi khuẩn sẽ dễ dàng thâm nhập vào da và niêm mạc, gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị và hồi phục bệnh.
Vì sao cần chú trọng cách chăm sóc vệ sinh cá nhân cho người bệnh
Người bệnh, nhất là người cao tuổi vốn có sức đề kháng suy yếu trước sự tác động của ngoại cảnh. Do đó, bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng và uống thuốc đầy đủ, cách vệ sinh cá nhân cho người bệnh cũng rất cần chú trọng.
Tạo tâm lý thoải mái
Cơ thể sạch sẽ cũng khiến tâm trạng phấn chấn hơn. Vì vậy mà bạn nên chăm sóc vệ sinh cá nhân cho người bệnh thật chu đáo để hỗ trợ sức khỏe tinh thần cho họ. Đối với bất kỳ căn bệnh nào, việc giữ tâm lý thoải mái, thư giãn cũng góp phần giúp quá trình hồi phục được nhanh chóng hơn.
Giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn
Việc cơ thể không đảm bảo vệ sinh sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập qua da và niêm mạc, gây nên nhiều căn bệnh khác như viêm da, viêm nang lông, lở loét… Những căn bệnh về da này nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng, có thể kể đến như hoại tử, gây cản trở quá trình hồi phục của người bệnh. Việc này cũng giúp người chăm sóc tiết kiệm công sức xử lý các vùng bị viêm, bị loét. Ngoài ra, với những bệnh nhân sau phẫu thuật, cách vệ sinh cá nhân cho người bệnh càng đóng vai trò quan trọng. Người nhà cần làm sạch vết thương bị khâu và vùng da xung quanh với bàn tay đã được sát khuẩn bằng xà phòng. Nên dùng kềm gắp với bông gòn, gạc hoặc vải mềm; sau đó thấm vào dung dịch nước muối sinh lý và nhẹ nhàng lau trên bề mặt vết thương. Kế tiếp là lau rửa vùng da xung quanh vết thương để giúp giữ vệ sinh vùng này, tránh nhiễm khuẩn làm vết thương ngày càng khó lành.
Tăng cường sự tự tin cho người bệnh
Chăm sóc vệ sinh cá nhân cho người bệnh cẩn thận cũng là một cách gìn giữ lòng tự tôn cho họ. Việc cơ thể không sạch sẽ hay có mùi sẽ dễ khiến người bệnh ngại ngùng với mọi người, đặc biệt là khách đến thăm. Thêm tình trạng bệnh tật sẽ càng làm người bệnh mất đi sự tự tin, dễ khép mình, không muốn chia sẻ, trò chuyện với người thân.
Ngoài ra, đối với các bệnh nhân buộc phải nằm liệt giường do tai biến mạch máu não, chấn thương cột sống, gãy xương thì nên dùng thêm tã dán để hỗ trợ cách vệ sinh cá nhân cho người bệnh được dễ dàng hơn. Nhờ có sản phẩm tã dán này, chăm sóc vệ sinh cá nhân cho người bệnh đã không còn là một gánh nặng quá lớn với nhiều gia đình, mà còn đem lại được sự tự tôn và thoải mái cho người bệnh. Ngày nay, các loại tã dán đã được cải tiến rất nhiều về khả năng thấm hút. Không chỉ vậy, độ mềm mại cũng được chú trọng để mang lại trải nghiệm dễ chịu nhất cho người mặc, nhất là khi họ buộc phải sử dụng lâu dài.
>>> Xem thêm về cách Phương pháp hạn chế lở loét cho bệnh nhân nằm lâu tại: https://www.sunmate.com.vn/cam-nang-song-khoe/phuong-phap-han-che-loet-da-cho-benh-nhan-nam-lau
Những điều cần tránh khi vệ sinh cá nhân cho người bệnh
Mục đích của việc vệ sinh cá nhân cho người bệnh là giúp cơ thể họ luôn sạch sẽ, thoải mái và phòng chống viêm nhiễm. Người chăm sóc cần phải hiểu rõ những điều cần tránh để vệ sinh đúng cách cho người bệnh, góp phần vào việc phòng bệnh nhiễm khuẩn, tránh các biến chứng có thể xảy ra đồng thời hỗ trợ cho quá trình điều trị.
Tắm cho người bệnh quá lâu
Khi vệ sinh cá nhân cho người bệnh, người chăm sóc thường chỉ chú ý tắm sao cho sạch mà không quan tâm đến thời gian. Bạn chỉ nên tắm cho người bệnh trong khoảng 10 – 15 phút, nếu tắm quá lâu người bệnh rất dễ bị nhiễm lạnh. Tắm quá lâu cũng dễ làm giảm thân nhiệt, dễ gây cảm lạnh. Đối với người vốn đang yếu, điều này đặc biệt nguy hiểm.
Tắm với nước lạnh
Tương tự như việc tắm quá lâu, người bệnh vốn có sức đề kháng yếu, nếu phải tắm nước lạnh rất dễ gây cảm lạnh. Người bệnh nên được tắm bằng nước ấm, có tác dụng cải thiện lưu thông máu, thư giãn cơ bắp và giảm bớt đau đầu. Vệ sinh cá nhân cho người bệnh bằng nước ấm cũng có tác dụng tốt hơn trong việc loại bỏ vi khuẩn và bụi bẩn trên cơ thể họ.
Kiêng gội đầu
Nhiều người chăm sóc người bệnh lo sợ gội đầu thường xuyên sẽ dễ làm người bệnh bị cảm lạnh. Tuy nhiên, da đầu sẽ tiết ra bã nhờn và mồ hôi, nếu không được làm sạch sẽ gây viêm nang lông, khiến người bệnh càng khó chịu hơn. Để giữ tóc và da đầu sạch sẽ, đồng thời tránh nguy cơ nhiễm lạnh, bạn nên gội đầu cho họ bằng nước ấm 2 – 3 lần mỗi tuần. Ngoài ra, bạn có thể dùng dầu gội khô nếu tình trạng bệnh nhân không cho phép họ di chuyển nhiều và ngồi vững. Lưu ý là không nên gội đầu cho người bệnh khi họ đang bệnh nặng hoặc sốt cao.
Không rửa tay sạch khi vệ sinh cá nhân cho người bệnh
Việc vệ sinh cá nhân cho người bệnh sẽ dễ phản tác dụng nếu người chăm sóc không giữ tay sạch sẽ trước khi thực hiện. Đôi tay tiếp xúc với người bệnh một khi không được vệ sinh kỹ càng sẽ dễ lây nhiễm các loại vi khuẩn, vi rút; làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm cho người bệnh. Do đó, trước và sau khi thực hiện vệ sinh cá nhân cho người bệnh, bạn cần rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng kháng khuẩn. Bên cạnh đó, bạn có thể dùng thêm các loại bao tay y tế để đảm bảo vệ sinh hơn cho người bệnh và cho cả bản thân mình.
Những sai lầm khi chăm sóc vệ sinh cá nhân cho người bệnh
Tắm rửa mỗi ngày sẽ dễ nhiễm lạnh
Người bệnh, đặc biệt là người cao tuổi có sức đề kháng yếu, dễ bị nhiễm lạnh. Cũng vì lý do này mà nhiều người cho rằng không nên tắm rửa cho họ mỗi ngày để giảm thiểu nguy cơ nhiễm lạnh. Tuy nhiên, tắm rửa là yếu tố cơ bản trong cách vệ sinh cá nhân cho người bệnh, giúp giữ thân thể sạch sẽ, hạn chế nhiễm khuẩn, viêm da. Thực tế, cơ thể sạch sẽ cũng khiến người bệnh thoải mái hơn, từ đó giảm thiểu vi khuẩn xâm nhập, hỗ trợ cho quá trình hồi phục được tốt hơn. Để tránh nhiễm lạnh, người chăm sóc nên tắm cho người bệnh bằng nước ấm, ở trong phòng tuyệt đối kín gió và không nên tắm quá lâu.
Không quan tâm đến tâm lý khi chăm sóc vệ sinh
Người cao tuổi nào cũng cần nhiều sự quan tâm của con cháu. Tuy nhiên, vệ sinh lại là một vấn đề tế nhị, nếu con cháu không khéo léo sẽ khiến người cao tuổi mặc cảm, khó chịu. Thông thường, khi chăm sóc vệ sinh cá nhân cho người bệnh, con cháu thường quên việc hỏi han, thảo luận với họ mà chủ động thực hiện toàn bộ quy trình vệ sinh. Điều này vô tình khiến người cao tuổi cảm thấy lòng tự tôn bị ảnh hưởng. Do đó, để hỗ trợ tốt nhất cho cách vệ sinh cá nhân cho người bệnh cũng như tạo tâm lý thoải mái nhất cho họ, bạn cần trao đổi rõ ràng với họ về mức độ họ muốn được giúp đỡ, cách thực hiện thế nào cho thoải mái nhất, những sản phẩm vệ sinh nào phù hợp nhất. Đồng thời, bạn cũng cần chú ý đến lòng tự tôn của họ bằng cách đảm bảo không gian riêng tư và để họ tự mình thực hiện những việc vệ sinh cá nhân vừa sức.
Dùng tã người lớn sẽ gây hăm loét
Có một sai lầm khá phổ biến khi chăm sóc vệ sinh cá nhân cho người bệnh đó là không nên sử dụng tã người lớn. Đến bây giờ, vẫn có rất nhiều người cho rằng việc sử dụng tã người lớn sẽ gây hăm loét da, vì vậy mà khiến cách chăm sóc trở nên mất nhiều thời gian và công sức hơn. Người chăm sóc sẽ chọn cách tự dìu người thân vào nhà vệ sinh hoặc dùng bô. Nhưng cả hai cách này thực tế lại tốn nhiều công sức và cần người chăm sóc có kỹ thuật cao, nhiều người bình thường không thể làm được. Ngoài ra, không phải lúc nào người bệnh cũng có thể chủ động nhờ người thân hỗ trợ đi vệ sinh, có đôi lúc không ý thức được, họ sẽ khiến bạn thêm nhọc công và tốn thời gian trong việc dọn dẹp, giặt giũ, làm ảnh hưởng tâm lý của hai bên. Vì vậy, tã người lớn là một công cụ hỗ trợ đắc lực, giúp giảm bớt gánh nặng trong cách vệ sinh cá nhân cho người bệnh nếu được sử dụng đúng cách.
Quy trình chăm sóc vệ sinh cá nhân cho người bệnh
Chăm sóc răng miệng
Mục đích
Trong vệ sinh cá nhân cho người bệnh, chăm sóc răng miệng nhằm mục đích giữ răng miệng sạch sẽ để đề phòng nhiễm khuẩn. Ngoài ra, răng miệng sạch còn giúp người bệnh thoải mái, từ đó cảm thấy dễ chịu và ăn ngon hơn, giúp việc hồi phục bệnh tốt hơn.
Quy trình chăm sóc răng miệng
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ gồm: bàn chải đánh răng mềm, kem đánh răng, khăn mặt, ly súc miệng, khay hứng nước.
- Làm ướt bàn chải và lấy vừa đủ một lượng kem đánh răng.
- Hướng dẫn bệnh nhân tự chải răng theo trình tự sau: Chải hàm trên, hàm dưới sau đó đến mặt ngoài rồi mặt trong. Sau đó súc miệng thật sạch.
- Lau miệng cho người bệnh và giúp họ nằm lại cho thoải mái. Cuối cùng bạn thu dọn và cất dụng cụ đi.
Quy trình gội đầu cho bệnh nhân
Mục đích
Gội đầu cũng là một bước quan trọng khi vệ sinh cá nhân cho người bệnh, có tác dụng làm sạch tóc và da đầu để phòng chống các bệnh viêm nhiễm liên quan đến da đầu, đồng thời kích thích tuần hoàn máu ở vùng da đầu. Đối với những bệnh nhân nằm lâu tại giường, bạn nên tiến hành gội đầu ngay tại giường. Lưu ý không được gội đầu cho những bệnh nhân đang bệnh nặng hoặc sốt cao.
Quy trình gội đầu đúng cách
- Chuẩn bị dụng cụ đầy đủ gồm: chậu nước ấm, ca múc nước, dầu gội, khăn bông mềm, máng chữ U, nilon để bọc gối.
- Luồn áo gối nylon vào gối hoặc phủ nilon lên gối, giường để chống nước. Đặt bệnh nhân nằm chéo trên giường, đầu thấp hơn vai.
- Choàng khăn bông ở cổ, ngực; dùng một khăn khác để che vai và lưng bệnh nhân. Nhét bông vào 2 lỗ tai để tránh bị vào nước.
- Đặt máng chữ U dưới đầu bệnh nhân, đầu dưới của váng đặt vào thùng chứa nước bẩn.
- Làm ướt tóc bằng nước ấm, xoa đều dầu gội. Sau đó mát xa da đầu nhẹ nhàng bằng đầu ngón tay.
- Làm sạch dầu gội thật kỹ bằng nước ấm, lấy khăn bông mềm lau khô mặt và tóc, bỏ bông ở lỗ tai ra.
Quy trình tắm tại giường cho người bệnh
Mục đích
Với những người buộc phải nằm điều trị tại giường như bệnh nhân bị gãy xương, bệnh nhân liệt, bệnh nhân mê man, bệnh nhân sau ca đại phẫu; việc tắm tại chỗ là một phần không thể thiếu khi thực hiện vệ sinh cá nhân cho người bệnh. Việc này nhằm giữ da sạch sẽ, ngăn ngừa nhiễm khuẩn và giúp da bài tiết dễ dàng. Thân thể sạch sẽ cũng mang lại sự thoải mái cho bệnh nhân.
>>> Tìm hiểu phương pháp hạn chế lở loét cho bệnh nhân nằm tại chỗ tại: https://www.sunmate.com.vn/cam-nang-song-khoe/phuong-phap-han-che-loet-da-cho-benh-nhan-nam-lau
Quy trình thực hiện
- Chuẩn bị dụng cụ gồm chậu nước ấm, khăn bông to, bình phong, xà phòng hoặc sữa tắm, khăn đắp, vải trải giường.
- Đóng cửa sổ và tắt quạt, bảo đảm phòng kín gió. Tiếp theo dùng bình phong che kín giường bệnh lại.
- Phủ khăn đắp hết lên người bệnh nhân sau đó cởi bỏ áo quần.
- Bắt đầu tắm hết từng phần, tắm đến đâu kéo khăn ra đến đấy. Khi thực hiện động tác tắm cần dứt khoát, hạn chế nước nhỏ xuống giường.
- Sau đó lau khô người bệnh nhân, phủ khăn đắp lên che kín. Cuối cùng mặc quần áo sạch vào cho bệnh nhân.
Ngoài ra, một vấn đề cần được lưu ý không kém trong cách vệ sinh cá nhân cho người bệnh là việc đi vệ sinh. Để việc này được thuận tiện và nhanh chóng hơn, người nhà có thể cân nhắc sử dụng tã dán cho người bệnh. Không chỉ là một vật dụng hỗ trợ vệ sinh cá nhân cho người bệnh, tã dán còn giúp giảm nhẹ gánh nặng cho người chăm sóc. Đặc biệt, với những tã dán có thiết kế tiên tiến như SunMate, bề mặt không chỉ thấm hút tốt mà màng đáy cũng thông thoáng giúp cho người mặc luôn thoải mái. Ngoài ra, hạt SAP khử mùi còn giúp đảm bảo được vệ sinh cá nhân cho người bệnh, giữ cơ thể họ luôn sạch sẽ. Mực báo tã đầy cũng là một ưu điểm của tã dán SunMate, giúp người chăm sóc biết được khi nào là nên thay tã.
Để mua tã người lớn SunMate, bạn có thể đặt hàng online qua:
- Tã Bỉm Shop: https://tabimshop.com/
- TiKi: https://tinyurl.com/TiKi-SunMate
- Sendo: https://tinyurl.com/2p8kcyen
SunMate cũng có phân phối sản phẩm tại khắp các siêu thị và nhiều tiệm tạp hóa trên toàn quốc. Ngoài ra bạn có thể gọi đến hotline 1800 555 520 ext 140 để mua tã SunMate số lượng lớn trực tiếp từ công ty.
Cách chăm sóc vệ sinh cá nhân cho người bệnh là một công việc quan trọng, đòi hỏi sự kiên nhẫn và hiểu biết của người chăm sóc. Vì vậy, bạn cần nắm kỹ lý do, những sai lầm cũng như các quy trình cơ bản đã đề cập phía trên để thực hiện chính xác và dễ dàng hơn khi chăm sóc người thân nhé!