Cách chăm sóc bệnh nhân bị bại liệt nửa người do tai biến

Cập nhập: 22.12.2021

Chia sẻ

Người già bị liệt nửa người do đột quỵ vẫn có khả năng phục hồi các chức năng vận động nếu được người thân chăm sóc đúng cách. Mời bạn cùng tìm hiểu cách chăm sóc bệnh nhân bị bại liệt nửa người để có thể chăm sóc người bệnh một cách tốt nhất nhé!

Những bất tiện mà người bị liệt nửa người thường gặp phải

Trước khi đi vào phần hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân bị bại liệt nửa người thì bạn cần phải biết những khó khăn, bất tiện mà họ gặp phải.

Khó khăn trong di chuyển

Hội chứng liệt là trình trạng các bộ phận của cơ thể bị suy yếu. Nguyên nhân là do tai biến mạch máu não hay bị tai nạn gây tổn thương cột sống. Với những bệnh nhân này, họ hầu như không thể tự cử động hay di chuyển mà cần sự giúp đỡ của người thân.

Những bệnh nhân, người già bị liệt thường gặp khó khăn trong di chuyển

Tình trạng loét da

Những người bị liệt thường phải nằm suốt trên giường trong thời gian dài nên da bị ẩm, tỳ đè nhiều, dẫn đến tình trạng loét da, gây khó chịu cho người bệnh và người thân phải mất thời gian, công sức chăm sóc bệnh nhân bị liệt, đặc biệt là phần da bị loét.

Tâm trạng mặc cảm

Việc nằm một chỗ, mọi sinh hoạt đều phải phụ thuộc vào người nhà nên dễ khiến người bị liệt nảy sinh tâm lý mặc cảm và nghĩ mình là gánh nặng của người xung quanh. Ngoài ra, họ cũng dễ có cảm giác cô đơn, trống vắng và hay suy nghĩ, buồn phiền. Cho nên khi bạn chăm sóc cho người bị liệt, cần chú ý đến vấn đề này.

Đi vệ sinh không tự chủ

Bệnh nhân bị liệt nửa người đa phần mất cảm giác ở phần thân dưới, dẫn đến tình trạng tiểu tiện không tự chủ. Khi bạn chăm sóc bệnh nhân tai biến liệt nửa người mà không kịp lau dọn, vệ sinh sẽ dễ gây ra hiện tượng nhiễm khuẩn hoặc lở loét da.

Cách chăm sóc bệnh nhân bị bại liệt nửa người do tai biến

Sau khi nắm được những bất tiện trên thì bạn sẽ biết cách chăm sóc bệnh nhân bị bại liệt nửa người do tai biến sao cho đúng cách.

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân bị liệt nửa người

Cách chăm sóc cho người bị liệt nửa người bằng cách chọn chế độ dinh dưỡng phù hợp

Nguyên tắc dinh dưỡng trong bữa ăn của những bệnh nhân hay người già bị liệt nửa người do đột quỵ là phải đảm bảo đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, hỗ trợ tốt cho quá trình hồi phục của cơ thể như:

  • Chất đạm từ động vật (cá, thịt nạc, sữa,…), tránh những thức ăn có chứa cholesterol quá cao.
  • Các loại vitamin có trong hoa quả và rau xanh.
  • Chất béo từ thực vật giúp hạn chế nguy cơ tái phát bệnh lần hai.

Bên cạnh đó, thức ăn nên được xay nhuyễn để người bệnh dễ tiêu hóa hơn cũng là cách chăm sóc bệnh nhân bị bại liệt nửa người hiệu quả.

Trong quá trình cho bệnh nhân ăn, nếu họ có thể tự ăn, uống thì bạn nên cho họ tự xúc ăn, vì như vậy tay của họ sẽ được vận động thường xuyên, hỗ trợ tốt cho quá trình phục hồi. Đối với những người ăn ít, bạn nên chia nhỏ bữa ăn ra thành nhiều bữa nhỏ trong ngày với thực đơn đa dạng để không gây nhàm chán. Nếu bệnh nhân biếng ăn thì bạn có thể cho uống sữa và ngũ cốc.

Cách chăm sóc người bị liệt với các bài tập vận động

Cách chăm sóc bệnh nhân bị bại liệt bằng cách cho họ vận động thường xuyên thông qua các bài tập

Tập luyện các bài tập vận động thường xuyên cho bệnh nhân bị liệt nửa người giúp hỗ trợ phục hồi chức năng cơ thể tốt. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng bệnh của bệnh nhân mà lựa chọn bài tập vận động sao cho phù hợp.

  • Đối với người bị liệt toàn thân: Trong trường hợp này, bạn nên chọn bài tập vận động tại giường. Bạn hãy thường xuyên xoa bóp tay, chân và hỗ trợ người bệnh tập co, duỗi các khớp. Ngoài ra, bạn còn có thể đỡ người bệnh ngồi dậy và vỗ nhẹ vùng lưng để máu huyết lưu thông tốt và đừng quên trở người cho người bệnh khoảng 2 tiếng một lần.
  • Đối với người bị liệt ở mức độ nhẹ: Các bài tập hỗ trợ vận động cho người bệnh sẽ đa dạng hơn.

Ví dụ bài tập 1: Bài tập đứng lên khi đang ngồi. Đầu tiên, bạn cho bệnh nhân ngồi trên ghế có chiều cao phù hợp và vòng tay qua vai mình. Bạn nên cúi thấp người, giữ cho đầu và vai thẳng, hướng dẫn và giúp người bệnh gập khớp gối, sau đó từ từ đứng dậy.

Ví dụ bài tập 2: Bài tập đứng thăng bằng. Để thực hiện bài tập này, đầu tiên bạn cho bệnh nhân tập co, duỗi các khớp gối và háng. Tiếp theo, bạn hỗ trợ người bệnh đứng và dồn trọng lực lên hai chân. Khi đã đứng vững, bạn có thể cho người bệnh tập thêm vài động tác như quay đầu sang trái và quay sang phải, di chuyển tay lên, xuống. Khi bệnh nhân đã dần chủ động điều khiển được hai chân thì bạn nên cho người bệnh duy trì vận động mỗi ngày bằng việc đi bộ. Trong thời gian đầu tập đi, bệnh nhân bị liệt rất cần được sự hỗ trợ của người thân và các dụng cụ để giữ thăng bằng như thanh tập đi, gậy, nạng,…

Nâng cao tinh thần lạc quan khi chăm sóc bệnh nhân bị liệt

Nâng cao tinh thần vui vẻ, lạc quan cho người bệnh

Bị liệt đồng nghĩa với khả năng vận động, vệ sinh cá nhân, ăn uống bị hạn chế hoặc mất đi hoàn toàn. Bên cạnh đó, dưới tác động của tình trạng bệnh, bệnh nhân bị liệt rất dễ nảy sinh tâm lý chán nản hoặc cáu gắt, bởi họ nghĩ bản thân đã trở thành gánh nặng cho nhiều người.

Do đó, bạn cần hiểu được tâm lý này và thực hiện cách chăm sóc bệnh nhân bị bại liệt bằng cách nâng cao tinh thần lạc quan, bên cạnh động viên, an ủi và trò chuyện với họ nhiều hơn, tránh để người bệnh phải “chiến đấu” với căn bệnh một mình. Hãy kể cho người bệnh nghe những câu chuyện thú vị về cuộc sống, gia đình, tạo động lực bằng cách khơi gợi viễn cảnh tốt đẹp sau khi sức khỏe người bệnh phục hồi.

Vệ sinh cá nhân cho người bệnh

Những người bị bại liệt nửa người thường hạn chế khả năng vận động nên rất cần sự hỗ trợ của người thân trong việc vệ sinh cá nhân, nhằm tạo môi trường sống sạch sẽ và hỗ trợ tốt cho việc phục hồi chức năng.

Vệ sinh cá nhân hằng ngày cho bệnh nhân bị liệt nửa người đúng cách

Cách chăm sóc bệnh nhân bị bại liệt thông qua việc vệ sinh cá nhân được thực hiện như sau.

Vệ sinh cá nhân hằng ngày cho người bị liệt

Vệ sinh miệng của người bệnh từ 2 – 3 lần mỗi ngày bằng bông, gạc, rồi cho người bệnh uống nước để súc miệng. Nếu người bệnh có mang răng giả thì hãy tháo ra rồi rồi vệ sinh.

Vệ sinh thân thể người bị liệt, bạn có thể thấm ướt khăn sạch bằng nước ấm rồi nhẹ nhàng lau khắp người của bệnh nhân. Nên thay quần áo cho người bệnh mỗi ngày và khoảng từ 3 – 4 tiếng thay một lần kể cả tã chưa đầy để hạn chế vi khuẩn và sự kích ứng của tã bẩn.

Vệ sinh cá nhân hằng ngày cho người bị liệt là việc rất quan trọng và cũng là cách chăm sóc người già bị liệt nửa người tốt để tạo môi trường sống sạch sẽ. Đồng thời còn giúp tinh thần của người bệnh luôn cảm thấy thoải mái và hỗ trợ tốt cho việc phục hồi chức năng.

Để hỗ trợ vấn đề vệ sinh cho người bị liệt tốt hơn và tiết kiệm công sức khi chăm sóc thì bạn hãy chọn tã dán SunMate vì tã có chất liệu mềm, thấm hút tốt, có thiết kế vạch báo tã để thay cho người bệnh dễ dàng mà không bị hâm bí. Bên cạnh đó, tã dán SunMate còn có khả năng khử mùi, khử khuẩn tốt nhờ vào hạt siêu thấm hút kháng khuẩn.

SunMate – Tã dán dành cho người già, người lớn tuổi

Bạn có thể đăng ký mua tã SunMate tại đây Tã Bỉm Shop: https://tabimshop.com/collections/ta-nguoi-lon-sunmate hoặc trên sàn thương mại điện tử: Tiki, Shopee, Laz, Sendo. Nếu cần mua sỉ với số lượng lớn thì liên hệ qua hotline. Ngoài ra, SunMate còn phân phối sản phẩm tại khắp các siêu thị và cửa hàng tạp hóa trên toàn quốc, bạn có thể tìm mua tại đây. Nếu bạn muốn đặt hàng với số lượng lớn thì liên hệ qua hotline để đặt mua trực tiếp từ công ty.

Vệ sinh vết thương lở loét cho người bị liệt

Trong trường hợp bệnh nhân bị liệt có những vết lở loét trên da do nằm quá lâu và thiếu vận động thì khi chăm sóc, bạn dùng gạc vô trùng để lau chùi bề mặt vết loét nhằm loại bỏ tế bào chết và mủ. Trong quá trình thực hiện, bạn nên nhẹ nhàng để không gây tổn thương vết loét và khiến bệnh nhân bị đau. Bên cạnh đó, bạn nên dùng nước muối sinh lý để rửa sạch vết lở loét rồi dùng băng y tế để băng lại, không cho vi khuẩn xâm nhập.

Tuy nhiên, cách chăm sóc bệnh nhân bị bại liệt là khi vệ sinh vết lở loét, bạn chỉ nên thực hiện với vết loét nhẹ, trong trường hợp bị nặng cần có sự hỗ trợ từ điều dưỡng hoặc bác sĩ có chuyên môn, kinh nghiệm để xử lý, ngăn không cho vết loét lan rộng. Đừng quên thường xuyên thay gối và tấm lót giường để giảm thiểu nguy cơ loét da cho bệnh nhân nhé!

Phòng ngừa các biến chứng về hô hấp

Ngoài biến chứng lở loét thì ở những bệnh nhân bị tai biến mạch máu não, bị liệt thường có những bệnh lý về đường hô hấp do nằm lâu và ít vận động như viêm phổi, tắc nghẽn đường thở do ứ đọng đờm dãi. Lúc này, khi thực hiện chăm sóc bệnh nhân liệt 1/2 người thì bạn nên cho bệnh nhân ngồi dậy, vỗ rung vùng lưng hằng ngày để bệnh nhân dễ khạc được đờm dãi.

Khi áp dụng các cách chăm sóc bệnh nhân bị bại liệt nửa người, bạn cần lưu ý rất nhiều vấn đề như chế độ dinh dưỡng phù hợp, nâng cao tinh thần lạc quan, chế độ tập luyện hàng ngày và vệ sinh cá nhân cho người bệnh. Do đó, bạn hãy chuẩn bị những kiến thức cần thiết cũng như tâm lý thật thoải mái để hỗ trợ, chăm sóc người bệnh.

Bài viết liên quan

arrow