Cập nhập: 13.04.2021
Tuổi tác ngày càng cao là nguyên nhân xuất hiện các tình trạng lão hóa trong cơ thể. Trong đó, não bộ ngày càng suy thoái dẫn đến tình trạng mất trí nhớ là một biểu hiện rõ rệt với người cao tuổi hoặc người gặp các bệnh lý như tai biến. Người thân cần quan tâm chăm sóc thường xuyên để kịp thời phát hiện các dấu hiệu mất trí nhớ ở người cao tuổi. Hãy theo dõi nội dung bài viết này để bổ sung thêm hành trang kiến thức chăm sóc người cao tuổi trong gia đình sống vui, khỏe, có ích.
Vai trò của việc phát hiện bệnh mất trí nhớ ở người già sớm
Mất trí nhớ là căn bệnh phổ biến ở người già, những người trên 65 tuổi và rất nguy hiểm. Lúc này, người bệnh vẫn đi lại vận động bình thường nhưng nhận thức dần kém đi, nhiều người không còn khả năng tự chăm sóc cho bản thân. Họ trở thành gánh nặng cho chính mình và gia đình khi luôn cần có người thường xuyên chăm sóc theo sát cả ngày lẫn đêm.
Do đó, việc phát hiện các dấu hiệu và biểu hiện của bệnh mất trí nhớ ở người già sớm vô cùng quan trọng nhằm đưa ra các giải pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả, làm chậm tiến triển bệnh và mang đến cuộc sống chất lượng tốt hơn cho người cao tuổi.
Suy giảm trí nhớ
Là biểu hiện của trí nhớ kém dần do sự suy thoái của não bộ, có thể gọi là bị lẫn hay đãng trí. Dấu hiệu mất trí nhớ tạm thời là tạm quên đi sự vật, sự việc trong khoảng thời gian ngắn, sau đó sẽ nhớ lại. Tuy nhiên tình trạng này kéo dài, lâu dần có thể dẫn đến nặng hơn là gây mất trí nhớ. Do đó cần được phát hiện sớm và chữa trị để tránh nguy cơ gây mất trí nhớ.
Những biểu hiện của chứng suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi
Đảo lộn cuộc sống thường nhật.
Liên tục hỏi đi hỏi lại cùng một vấn đề.
Quên những ngôn từ thông dụng hay dùng hàng ngày.
Không diễn tả đúng các vật dụng quen thuộc.
Mất nhiều thời gian cho các công việc thường xuyên làm trước đó.
Đi lạc ngay tại nơi thân thuộc nhất là biểu hiện của bệnh mất trí nhớ.
Đặt nhầm chỗ cất đồ vật và không có khả năng tìm lại.
Thay đổi thói quen, suy nghĩ khó lý giải.
Những biểu hiện của chứng suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi (Nguồn: Google)
Suy giảm các khả năng hoạt động nhận thức khác
Ngoài hiện tượng mất trí nhớ, một số biểu hiện suy giảm khả năng hoạt động nhận thức khác cũng cần được chú ý theo dõi chặt chẽ.
Vong ngôn
Đó là tình trạng mất ngôn ngữ được biểu hiện bởi các triệu chứng với người bệnh khi thường xuyên nói lặp, nói quanh co, mơ hồ, dài dòng, nói không rõ với ngôn từ nghèo nàn. Trong trường hợp nặng, người bị vong ngôn khó gọi được tên mình và tên các đồ vật, mất dần khả năng nhận thức và mất khả năng đáp ứng bằng ngôn ngữ. Đây là một trong những dấu hiệu mất trí nhớ dễ theo dõi phát hiện sớm.
Vong tri
Biểu hiện của vong tri thể hiện rõ rệt qua những triệu chứng suy giảm khả năng nhận thức. Tình trạng kéo dài sẽ dẫn đến mất nhận thức. Khi đó, người bị vong tri không có khả năng ghi nhớ, gọi tên các đồ vật hay đối tượng quen thuộc hàng ngày dù chức năng cảm giác vẫn còn.
Vong hành
Triệu chứng của vong hành chính là mất khả năng thao tác vận động. Người bị vong hành biểu hiện khó khăn và không làm được những hoạt động hàng ngày của cuộc sống như: Không vẽ được hình theo yêu cầu, khó khăn trong mặc quần áo, đi vệ sinh, tắm rửa, chải tóc, đi giày… Những biểu hiện của bệnh mất trí nhớ này dễ được phát hiện kịp thời qua những quan sát hàng ngày.
Thường xuyên quan tâm, chăm sóc người thân mất trí nhớ (Nguồn: Shutterstock)
Giảm hoặc mất khả năng hoạt động nghề nghiệp và giao tiếp xã hội
Khi tình trạng suy giảm trí nhớ và các hoạt động nhận thức xảy ra không được điều trị kịp thời sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng. Người bị mất trí nhớ theo đó giảm khả năng tư duy trừu tượng, sáng tạo, lên kế hoạch; không có khả năng điều phối hành vi cũng như thực hiện các công việc phức tạp. Từ đó giảm và không còn khả năng thực hiện bình thường các hoạt động nghề nghiệp và sinh hoạt giao tiếp xã hội hàng ngày.
Các triệu chứng loạn thần với trạng thái hoang tưởng thường gặp, sau đó đến ảo giác
Nhiều trường hợp người suy giảm trí nhớ gặp phải tình trạng hoang tưởng nhất thời, không theo hệ thống, tri giác sai thực tại. Hiện tượng mất trí nhớ này thể hiện ở việc họ thường tưởng tượng ra những điều phi thực tế và áp dụng vào cuộc sống. Những hoang tưởng thường biểu hiện với các triệu chứng loạn thần, rối loạn hành vi cảm xúc.
Các rối loạn cảm xúc
Khi trạng thái cảm xúc bị rơi vào khủng hoảng khiến con người khó có khả năng kiểm soát, gây ra chứng trầm cảm. Từ đó suy yếu mọi hoạt động nhận thức, giảm khả năng làm việc, học tập, giao tiếp xã hội. Nếu kịp thời phát hiện rất dễ để chữa khỏi, ngược lại nếu để trầm trọng, nhiều chứng rối loạn cảm xúc sẽ trở nên tồi tệ trong suốt cuộc đời người mất trí nhớ.
Kiểm soát cảm xúc giúp giảm thiểu tình trạng mất trí nhớ ở người già (Nguồn: Google)
Các rối loạn hành vi
Triệu chứng rối loạn hành vi vô cùng phức tạp với người có dấu hiệu mất trí nhớ. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh diễn tiến nặng, người mất trí sẽ rối loạn giấc ngủ, xuất hiện các cơn co giật tương tự động kinh, biểu hiện đờ đẫn.
Chăm sóc người không may bị mất trí nhớ
Với người không may mất trí nhớ luôn có biểu hiện của bệnh mất trí nhớ gây phiền toái trong cuộc sống hàng ngày. Do đó, họ cần có sự quan tâm chăm sóc, động viên kịp thời của người thân bên cạnh để giảm thiểu tác động xấu của bệnh tật, cho chất lượng cuộc sống tốt hơn.
Về sinh hoạt hàng ngày
Đảm bảo ngủ đủ giấc với người điều trị suy giảm trí nhớ, mất trí nhớ vô cùng quan trọng. Để giấc ngủ sâu, trọn vẹn vào ban đêm cần khuyến khích người mất trí nhớ tham gia đa dạng hoạt động ban ngày, tránh không để họ ngủ nhiều vào ban ngày. Đồng thời từ thời điểm chiều cần hạn chế họ uống nước để tránh đi tiểu nhiều lần trong đêm gây cản trở giấc ngủ do hiện tượng mất trí nhớ gây ra.
Đặc biệt cần để người mất trí nhớ có giấc ngủ sâu vào ban đêm tự nhiên nhất, tuyệt đối không lạm dùng dùng thuốc ngủ cho họ uống, chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ điều trị.
Cùng với đó, trang phục chuẩn bị cho người mất trí nhớ nên chọn dễ chịu, thoải mái, rộng rãi và không nên có nhiều nút buộc hay khóa rắc rối khiến họ gặp khó trong thao tác mặc vào, cởi ra. Đồng thời với giày dép cần chọn loại chắc chắn, có đế chống trơn tránh trượt ngã trên sàn nhà.
Ngủ đủ giấc cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn (Nguồn: Google)
Về vệ sinh cá nhân
Chăm sóc người suy giảm trí nhớ, người có hiện tượng mất trí nhớ cần sự chủ động. Trong việc vệ sinh cá nhân của họ cũng cần nhắc nhở theo điều kiện thời tiết phù hợp như thay quần áo hàng ngày vào mùa hè, tắm rửa 2-3 ngày/lần vào mùa đông. Với hoạt động vệ sinh thân thể, tắm gội cần chuẩn bị đầy đủ như chuẩn bị quần áo, khăn tắm; chuẩn bị nước pha nóng hoặc lạnh phù hợp điều kiện thời tiết. Điều này nhằm tránh cho người mất trí nhớ có nguy cơ bị bỏng hoặc cảm lạnh. Đồng thời chuẩn bị sẵn ghế ngồi tắm để tránh trường hợp té ngã do sàn nước trơn.
Với nhiều người bị suy giảm trí nhớ nặng sẽ mất khả năng kiểm soát bàng quang và ruột dẫn đến tiểu tiện không tự chủ. Nguyên nhân có thể do họ không nhận thức được sự thôi thúc tự nhiên hoặc do quên nhà vệ sinh… Lúc này, ngoài việc tìm cách hỗ trợ rèn luyện thói quen vệ sinh, nhiều người chăm sóc đã hài lòng khi chọn tã dán người lớn SunMate giúp người suy giảm trí nhớ, mất trí nhớ không bị bối rối mắc cỡ, cảm thấy sự riêng tư được tôn trọng. Những hạt GEL siêu thấm hút cho bề mặt tã dán khô thoáng, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người dùng. Tã người lớn SunMate trở thành người đồng hành không thể thiếu với những người cao tuổi, đặc biệt với người biểu hiện của bệnh mất trí nhớ tiểu tiện không tự chủ.
Thường xuyên quan tâm, chăm sóc người thân bị mất trí nhớ (Nguồn: Shutterstock)
Thương hiệu SunMate trải qua quá trình phát triển, dày công nghiên cứu để đưa ra những sản phẩm phù hợp với người Việt, từ lúc là trẻ nhỏ đến khi trưởng thành. Người tiêu dùng có thể dễ dàng mua tã người lớn SunMate trực tiếp tại các cửa hàng tạp hóa, siêu thị trên toàn quốc hoặc đặt mua online tại các trang thương mại điện tử như website Tã Bỉm Shop, Tiki, Sendo.
Hãy thường xuyên quan tâm chăm sóc người cao tuổi trong gia đình mình để họ có cuộc sống an vui, khỏe mạnh bên con cháu. Đặc biệt việc phát hiện sớm các dấu hiệu mất trí nhớ đóng vai trò vô cùng quan trọng để kịp thời điều trị hiệu quả, nâng cao chất lượng sống cho người cao tuổi.