Các biện pháp hỗ trợ đi vệ sinh cho người khuyết tật

Cập nhập: 07.07.2020

Chia sẻ

Với người bình thường, việc sử dụng các thiết bị trong nhà vệ sinh rất đơn giản, nhưng với người khuyết tật, việc này sẽ đem đến nhiều bất tiện. Do đó, người nhà cần chú ý đến việc cải tạo nhà vệ sinh cho người khuyết tật hợp lý, thuận tiện để họ sử dụng mỗi ngày.

Các thiết bị, dụng cụ trong phòng vệ sinh cho người khuyết tật cần phải được thiết kế sao cho thuận tiện và an toàn để họ chủ động sử dụng, đồng thời giảm thiểu công việc cho người chăm sóc.

>>> Xem thêm về cách vệ sinh cho người tàn tật tại: https://www.sunmate.com.vn/cam-nang-song-khoe/cach-ve-sinh-danh-cho-nguoi-tan-tay-hieu-qua

Lắp đặt thanh nắm

Thanh nắm cần được lắp đặt ở các vị trí chính trong nhà vệ sinh như bồn tắm, bồn cầu, vòi tắm để hỗ trợ tốt việc vệ sinh cho người khuyết tật. Có rất nhiều loại thanh nắm trên thị trường nhưng người nhà cần chọn loại thanh lắp đặt liên kết với tường để tạo sự vững chắc, giúp hỗ trợ tối đa cho người khuyết tật và mang đến sự an toàn tuyệt đối. Thanh nắm phải được lắp đặt từ 1m – 1,2 m so với mặt đất. Vì vấn đề an toàn, chúng nên có hình dạng tròn để tránh việc người dùng bị thương bởi các cạnh sắc nhọn.

Bồn rửa mặt vừa tầm

Bồn rửa mặt không gắn quá cao so với sàn nhà, chỉ nên cao khoảng 70cm và rộng 85cm. Vòi rửa phải được thiết kế để có thể sử dụng dễ dàng bằng cách chạm, đẩy, bẩy hoặc tự động. Tất cả các vòi trong phòng tắm đều phải tuân thủ quy định sử dụng được bằng một tay để người khuyết tật có thể dễ dàng thao tác. Ngoài ra, cũng cần lưu ý khoảng trống bên dưới bồn rửa mặt để người ngồi xe lăn không bị vướng đầu gối trong lúc sử dụng.

Giấy vệ sinh

Giấy vệ sinh cần được lắp đặt đến độ cao dễ tiếp cận hơn cho người ngồi xe lăn. Nếu giá treo giấy được đặt đúng vị trí, người khuyết tật sẽ dễ dàng để sử dụng mà không cần phải với, thuận tiện và an toàn hơn cho họ. Ngay cả thùng rác cũng cần được bố trí ở nơi thuận tiện, hạn chế di chuyển nhiều. 

Giấy trong nhà vệ sinh cho người khuyết tật nên được bố trí vừa tầm với

Diện tích phòng

Diện tích phòng tắm hay nhà vệ sinh cho người khuyết tật phải đủ rộng cho người dùng xe lăn, ít nhất là trên 5m2. Kích thước này đủ để họ sử dụng một cách thoải mái và an toàn, không gây vướng víu. 

Sử dụng tã dán

Với những người khuyết tật ngồi xe lăn sức khỏe yếu, tay không còn vận động tốt hay trường hợp liệt toàn thân buộc phải nằm tại giường thì tã dán lại là công cụ hỗ trợ vấn đề vệ sinh cho người khuyết tật hiệu quả hơn cả. Với khả năng thấm hút chất lỏng tốt và miếng dán cố định giúp mặc dễ dàng không cần ngồi dậy, tã dán giúp công việc chăm sóc vệ sinh cá nhân cho người bệnh nhẹ nhàng và thuận tiện hơn. Nhờ cấu tạo nổi trội, tã dán SunMate được xem là một trong những dòng tã được người tiêu dùng ưa chuộng, đáp ứng được nhu cầu sử dụng hàng ngày.

Hỗ trợ tốt vệ sinh cho người khuyết tật sẽ giúp họ khỏe mạnh và thoải mái trong cuộc sống

Điểm nổi bật đầu tiên có thể kể đến là khả năng thấm hút vượt trội, cũng là điều mà hầu hết người dùng tã giấy quan tâm. Vách ngăn đôi giúp ngăn chất lỏng tràn ra hai bên giúp người mặc an tâm và người nhà giảm bớt việc giặt giũ quần áo, chăn màn nhiều lần. Khả năng dẫn thấm đặc biệt cũng giúp chất lỏng đi đều miếng tã, giảm thiểu đáng kể tình trạng thấm ngược gây ẩm ướt làn da. Việc sử dụng tã dán SunMate còn giúp giữ vệ sinh cho người khuyết tật khá tốt nhờ giữ bề mặt khô thoáng và kháng khuẩn bằng hạt SAP.

Người khuyết tật cần nhiều sự quan tâm và hỗ trợ hơn trong sinh hoạt để tạo điều kiện thuận lợi cho họ, đặc biệt là vấn đề vệ sinh. Nhà vệ sinh cho người khuyết tật không nên là nơi nguy hiểm, mà phải thuận tiện và an toàn hết mức có thể. Bên cạnh đó, nên dùng tã dán hỗ trợ thêm để giảm nhẹ gánh nặng cho người chăm sóc.

Để mua tã quần SunMate, bạn có thể đặt hàng online qua:

SunMate cũng có phân phối sản phẩm trên khắp các siêu thị và nhiều tiệm tạp hóa trên toàn quốc. Ngoài ra bạn có thể gọi đến hotline 1800 555 520 ext 140 để mua tã SunMate số lượng lớn trực tiếp từ công ty.

Bài viết liên quan

arrow